Những cái bẫy "kiếm tiền qua mạng" bạn có thể "dính" bất cứ lúc nào

08:03 | 24-06-2014

Sự thật hay chỉ là trò lừa đảo, tưởng chừng như đã nằm gọn trong tay với những món lời rất lớn nhưng hóa ra đâu một chữ "ngờ".

Nắm bắt được tâm lý muốn kiếm tiền trực tuyến của một bộ phận cư dân mạng, không ít “công ty ma” đã quảng bá về các hình thức kiếm tiền với tiêu chí “nhẹ nhàng, nhanh gọn” kèm theo mức thù lao cực kỳ hấp dẫn. Nhiều người sau khi bị lôi cuốn bởi những mẩu quảng cáo hấp dẫn đã không ngại tiêu tốn khá nhiều công sức và thời gian mà vẫn hoàn toàn tay trắng.

 

 

 

Thế nhưng có nhiều ý kiến khác nhau, người thì quảng cáo rằng kiếm tiền trực tuyến là có thật, người thì cho rằng đó là trò nhảm nhí, lừa bịp, tốn thời gian vô ích. Thật thì có, thế nhưng có "mấy ai" có thể kiên trì bền bỉ đến cùng với những cách kiếm tiền trực tuyến dưới đây hay tất cả hoàn toàn là lừa đảo.

 

Kiếm tiền qua khảo sát trực tuyến

 

Tại Việt Nam, hiện nay hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường như Vinaresearch, iPanelOnline, Infoq, AIP Vnviewfruit…đang áp dụng hình thức tích lũy điểm và đổi quà tặng khi thành viên vượt quã được ngưỡng điểm xác định. Tuy nhiên, hệ thống tích lũy đổi điểm lầy quà tặng ở một số công ty vẫn còn nhiều bất cập và hơi chậm. Điều này dẫn đến những ấn tượng xấu về hình thức khào sát kiếm tiền qua mạng của hầu hết cộng đồng người sử dụng internet tại Việt Nam.

 

 

 

Ngoài ra việc trang trí trang web còn sơ sài không cập nhật khiến mất lòng tin từ người tham gia. Hầu hết người sử dụng internet cho rằng các trang web khảo sát kiếm tiền hiện nay là scam hay lừa đảo vì thực tế nhiều công ty hoạt động đã phá sản. Tuy nhiên, vẫn còn đó những công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực khào sát trực tuyến với số lượng thành viên đông đảo để phục vụ cho mục đích khảo sát thiết thực và chính xác hơn nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước khi tiến hành những chiến lược kinh doanh mới tại Việt Nam. Trong số đó, có thể kể đến như Vinaresearch, iPanelOnline, Infoq, AIP, Vnviewfruit... Ngoài ra hiện tại còn có 1 số hình thức khảo sát 1 lần cộng tiền vào tài khoản điện thoại như Cimigo...

 

Kiếm tiền bằng cách xem quảng cáo

 

Một trong những hình thức kiếm tiền trực tuyến phổ biến nhất hiện nay, hiện diện và tấn công trên mọi mặt trận từ "bom" YM, đến gửi email là lời chào mời click vào những mẩu quảng cáo (PTC - pay to click). Người tham gia “chỉ mất từ 5 - 10 phút mỗi ngày để nhấp chuột” là có ngay lương tháng. Mức lương đưa ra khiến không ít người cả tin và hào hứng với công việc mới này và dao động từ 5 triệu - 7 triệu.

 

Hình thức kiếm tiền này còn khuyến khích người tham gia giới thiệu đến gia đình, bạn bè... nếu lượng người hưởng ứng càng đông thì mức tiền thưởng cũng từ đó tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn hoạt động tích cực, tài khoản có thể được nâng lên ở hàng cao cấp, với mức lương hứa hẹn lên đến hàng ngàn đô-la mỗi năm. Hấp dẫn thế, nhưng đây thực chất là một hành vi lừa đảo trắng trợn. Không có một cơ sở, bằng chứng, hợp đồng nào chứng minh bạn sẽ nhận được tiền sau khi nhấp chuột hoặc bất cứ thủ tục nào để nhận tiền ngoài những lời hứa suông qua email vô thưởng vô phạt.

 

Hành vi lừa đảo này tuy cũ nhưng vẫn lôi kéo được không ít bạn trẻ tham gia, đặc biệt sau khi được phổ biến từ bạn bè, người thân. Một số website nổi tiếng trong hoạt động quảng bá kiếm tiền bằng hình thức PTC là Neobux, LogiPTC, Niftyclick, Cashnhit,...

 

 

 

Upload dữ liệu để kiếm tiền

 

Song song với hình thức PTC, mô hình kiếm tiền bằng phương pháp upload dữ liệu (PTU - pay to upload) cũng xuất hiện khá phổ biến trên các diễn đàn trực tuyến. Người tham gia sẽ đăng các dữ liệu như phim, nhạc, ebook, phần mềm... lên một số website lưu trữ dữ liệu miễn phí, các website này sẽ thưởng tiền cho người tham gia dựa trên số lượng người nhấp chuột và tải dữ liệu về. Ngoài ra, những trang web này sẽ thưởng thêm hoa hồng nếu lôi kéo được nhiều người mua tài khoản trả phí (premium) của họ.

 

Gần đây nhất là trang web 123doc.vn, trang web này thu hút một lượng rất lớn những người tìm kiếm và chia sẻ tài liệu. Với mức mời chào như: 200đ cho tài liệu upload được duyệt, 500d cho luận văn báo cáo, và có cơ hội rút tiền mặt hoặc sử dụng số tiền đó để mau tài liệu khác. Rõ ràng là sẽ có không ít nhiều người chấp nhận và sẵn sàng làm việc với mức giá như trên khi vẫn chưa có nhiều những điều khoản ràng buộc chặt chẽ và liệu có được hưởng những phần tền mặt như hứa hẹn ở trên.

 

Kiếm tiền bằng việc đọc email

 

Chỉ cần đăng ký qua một website, hằng ngày người tham gia có thể nhận các mail quảng cáo để đọc và gửi thêm cho nhiều người để được tính tiền hoa hồng. Những trang web lừa đảo thường gửi rất nhiều mail, với mức tiền thưởng được hứa hẹn rất cao, trong khi mức chi phí quảng cáo lại rất thấp. Để tăng uy tín cho mô hình kiếm tiền này, các website trên thường gửi mẩu tin tuyển dụng đến các hộp thư, hoặc ngụy trang website của mình với giao diện của các trang nổi tiếng như BBC, CNN... và dễ dàng lấy được lòng tin của người đọc.

 

 

 

Kiếm tiền nhờ... xem Youtube

 

Sự thật là bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ YouTube khi đã sở hữu những clip với lượt view cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, nếu ai đó giới thiệu về việc kiếm tiền nhờ xem các clip trên YouTube thì rất có thể bạn đã bị lừa. Thông qua một website trung gian, người tham gia có thể xem được các clip trên YouTube với mức thù lao 2-3 đô-la/ngày, nhưng đồng thời cũng bị lừa để click vào các mẫu quảng cáo trên website đó. Mô hình lừa đảo này tuy đơn giản nhưng tỏ ra khá hữu hiệu khi lấy giao diện của website như một bản sao của YouTube, từ đó lợi dụng sự tin tưởng của cư dân YouTube và lượng truy cập đông đảo của mạng xã hội video nổi tiếng này.

 

Thực chất, những trò lừa kiếm tiền qua mạng này đều có chung một "con bài": Dụ bạn click vào các trang quảng cáo của họ, hoặc phát tán chúng càng nhiều càng tốt. Dựa vào lượt view của cư dân mạng, các công ty này sẽ thu lợi nhuận từ các đơn vị muốn quảng cáo thương hiệu của mình. Lẽ ra nếu "chơi đẹp", họ sẽ phải trích một phần lợi nhuận của mình để trả cho các cư dân mạng đã tham gia click chuột. Nhưng thực tế thì các "công ty ma" không giữ lời hứa. Họ không trả một khoản chi phí nào cho những người tham gia và cũng chẳng có một cơ sở pháp lý nào có thể kiện họ.

 

 

 

Những trang web lừa cư dân mạng để kiếm tiền như vậy thường được gọi chung bằng cái tên SCAM. Theo thống kê, trong số hàng nghìn trang dịch vụ click xem quảng cáo để kiếm tiền đang tồn tại trên Internet, có tới 98% là những trang giả mạo. Thủ thuật lừa tiền của những người lập ra website này cũng rất đơn giản: họ bán quảng cáo cho các công ty, đơn vị doanh nghiệp và đồng thời sử dụng những cú click quảng cáo của những người tham gia mô hình này để kiếm tiền cho bản thân.

Bánh Canh